Người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài cũng sẽ có một số quy định đặc biệt. Kế toán hoặc nhân sự nên nắm rõ những quy định này để áp dụng khi có người nước ngoài tham gia làm việc tại doanh nghiệp, nhất là trong thời đại bảo hiểm xã hội điện tử hiện nay. Bài viết sau đây sẽ làm rõ các vấn đề về bảo hiểm xã hội đối với người lao động là người nước ngoài.
Những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần phải tham gia BHXH được quy định trong Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
– Người nước ngoài lao động tại Việt Nam đã được cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cung cấp.
– Những người lao động nước ngoài có hợp đồng lao động đã ký kết với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Hợp đồng lao động có thể không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 1 năm trở lên.
Một số trường hợp không được tham gia BHXH: Người nước ngoài đã đến độ tuổi nghỉ hưu; người nước ngoài là quản lý, người điều hành, chuyên gia thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
1. Đối với chế độ ốm đau
a. Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau khi tham gia BHXH.
Nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, thời gian được hưởng tối đa là 60 ngày.
Trường hợp người làm việc phải làm việc trong điều kiện độc hại, khó khăn, nguy hiểm thì thời gian hưởng tối đa là 70 ngày nghỉ.
Trường hợp người lao động mắc bệnh và cần phải chữa trị lâu dài thì được hưởng chế độ là tối đa 180 ngày.
Nếu như người lao động đã nghỉ đủ số ngày quy định, tuy nhiên sức khỏe vẫn chưa hồi phục thì sẽ được nghỉ thêm để dưỡng sức, hồi phục sức khỏe.
b. Mức hưởng chế độ ốm đau: Khi bị ốm đau, người lao động nước ngoài sẽ được hưởng tối đa 75% tổng số tiền lương đóng BHXH.
2. Đối với chế độ thai sản của người lao động nước ngoài
2.1. Thời gian hưởng chế độ
Trong thời gian có thai, người lao động được phép nghỉ tối đa 5 ngày để đi khám thai định kỳ
Trường hợp thai nhi có vấn đề, người lao động được nghỉ tối đa là 50 ngày.
Thời gian nghỉ sinh con là 6 tháng. Thời gian nghỉ trước sinh không được quá 2 tháng.
Khi người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai thì thời gian nghỉ tối đa 15 ngày.
2.2. Chế độ hưởng trợ cấp thai sản
Tiền trợ cấp cho 1 lần: Trợ cấp 2 lần mức lương cơ sở khi người lao động sinh con hoặc là nhận con nuôi.
Trợ cấp hàng tháng: 100% bình quân số tiền đóng tiền BHXH trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ thai sản.
3. Chế độ cho người bị tai nạn nghề nghiệp, lao động
Tình trạng suy giảm sức lao động từ 5 đến 30% sẽ được trợ cấp một lần. Nếu suy giảm 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở. Nếu cứ tăng thêm 1% sẽ được cộng thêm 0,5 mức lương cơ sở.
Suy giảm sức lao động từ 31% trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng. Trường hợp suy giảm 31%, được hưởng 30% mức lương cơ sở. Nếu suy giảm tăng thêm 1% sẽ được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Trường hợp suy giảm từ 81% trở lên: người lao động bị liệt cột sống, mù hoặc liệt hai chi sẽ được trợ cấp bằng mức lương cơ sở.
Sau khi điều trị, người lao động được nghỉ 10 ngày để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Được hưởng 25% tiền lương cơ sở nếu nghỉ tại gia đình. Nếu nghỉ tại cơ sở tập trung, được hưởng 40% lương cơ sở.
4. Chế độ hưu trí cho người lao động nước ngoài
Lương hưu = tỷ lệ hưởng lương hưu x mức bình quân tiền lương đóng BHXH
Không xuất hóa đơn thì có phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?
Kinh nghiệm điều chỉnh thuế giá trị gia tăng dành cho kế toán
5. Chế độ tử tuất cho người lao động
Trợ cấp 10 lần tiền lương cơ sở cho người lao động vào tháng người đó chết
Trợ cấp hàng tháng: Trợ cấp cho nhân thân người lao động bằng 50% mức lương cơ sở. Nếu nhân thân không có người nuôi dưỡng, mức trợ cấp bằng 70% mức lương cơ sở.
Đối với trợ cấp tử tuất 1 lần
– Nếu chết trong thời gian hai tháng đầu đang hưởng lương hưu, sau đó sẽ được hưởng thêm 48 tháng lương hưu còn lại.
– Nếu chết vào những tháng sau đó, người lao động hưởng thêm 1 tháng, sẽ bị trừ đi 0,5 tháng lương hưu. Mức hưởng thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.