Các loại giấy in tem nhãn mã vạch hiện nay đã và đang trở nên thông dụng trong đời sống con người. Được các doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị, nhà xưởng quan tâm lựa chọn sử dụng cho công tác quản lý hàng hóa, làm tem nhãn phụ cung cấp thông tin sản phẩm nhập khẩu, cung cấp thông tin sản xuất,..
Hiện nay có rất nhiều loại giấy in decal mã vạch khác nhau trên thị trường được cung cấp đến cho người dùng, chúng ta có thể nhận biết thông qua các cách phân loại như sau:
Phân loại giấy in tem nhãn mã vạch theo hình thức
Dựa theo hình thức chúng ta có thể dễ dàng phân loại giấy in tem nhãn mã vạch thành 2 dạng là:
- Tem decal dạng tờ: Tồn tại dạng tờ với 2 kích thước A4 và A5. Loại decal A4 được biết đến là decal tờ sử dụng phổ biến để làm tem nhãn mã vạch cho tính tiện lợi cao hiện nay.
- Tem decal dạng cuộn: giấy in mã vạch sẽ được cuộn tròn với nhiều kích thước khác nhau, là giải pháp mã vạch tiện ích chuyên nghiệp được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp, đơn vị.
Phân loại theo chất liệu tem nhãn
Dựa theo chất liệu chúng ta có thể phân loại giấy in tem nhãn mã vạch thành nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là:
- Decal giấy: Là loại tem dán mã vạch được làm từ giấy, có nhiều khổ kích thước khác nhau được sử dụng linh hoạt, rộng rãi trong ngành nghề kinh doanh bán lẻ (cửa hàng, shop, siêu thị,..).
- Decal nhựa PVC: Được làm từ chất liệu nhựa Polyester cho độ bền tốt, không bị rách, không thấm nước hay trầy xước,.. thường dùng nhiều để dán lên các hàng hóa thường xuyên chịu nhiều ma sát, làm tem nhãn mã vạch cho các sản phẩm nữ trang,..
- Decal xi bạc: Tem nhãn mã vạch được làm phủ lớp xi bạc và cho khả năng chịu được nhiều điều kiện môi trường bất lợi để phục vụ công tác bảo hành, sửa chữa, hướng dẫn sử dụng. Thường được gắn lên các máy móc, thiết bị, linh kiện,..
- Decal vải satin: Là loại decal mã vạch có tính dẻo, chịu được lực giặt vò, là, hấp mà không lo biến dạng hay bong tróc. Thường dùng nhiều trong ngành may mặc, quần áo, da giày,..
Phân loại theo đặc tính của tem nhãn
Dựa theo đặc tính của giấy in tem nhãn mã vạch chúng ta có được các loại như: tem decal sử dụng keo vĩnh cửu, tem decal sử dụng keo đông lạnh, decal tem mã vạch dùng keo bóc được, tem decal mờ, tem bóng, tem nhám, tem decal trơn, tem lốp xe,..
Phân loại tem nhãn decal theo quy cách
Các loại giấy in tem nhãn mã vạch cũng được phân loại dựa theo quy cách, đây cũng là một trong số những cách trực quan để người dùng dễ dàng phân biệt, gọi tên:
- Giấy decal mã vạch 1 tem/ hàng: ứng dụng nhiều trong việc làm tem nhãn cân điện tử dùng ở siêu thị, tem dán trên thùng carton thể hiện thông tin sản phẩm trong thùng,.. Có 3 kích thước phổ biến là 40x30mm, 58x40mm và 102x152mm
- Giấy decal mã vạch 2 tem/ hàng: 3 cỡ tem phổ biến được sử dụng nhiều là 46x34mm, 50x30mm, 35x22mm.
- Giấy decal mã vạch 3 tem/ hàng: thường dùng nhiều trong siêu thị với 2 loại là tem liền (cỡ tem 35x22mm) và tem chống bóc ( cỡ 35x22mm được bế cắt hình chữ V xương cá dạng tem vỡ)
- Giấy decal mã vạch 4 tem/ hàng: dùng nhiều trong phòng khám, bệnh viện để quản lý các ống xét nghiệm, kết quả khám chữa bệnh của bệnh nhân.
Ngoài các loại nêu trên thì hiện nay nhiều người dùng còn dựa vào tên thương hiệu cung cấp giấy in tem nhãn mã vạch như là Fasson, Tomy, Oji, UPM,..
Hi vọng qua bài viết chia sẻ trên bạn đã biết được thêm nhiều loại giấy in tem nhãn mã vạch khác nhau dựa theo cách phân loại của chúng, tìm và chọn được cho mình loại tem decal mã vạch phù hợp để sử dụng cho nhu cầu của mình và doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm:
– Nên chọn mực in mã vạch nào thì tốt?
– Máy Cắt Túi Pe – Máy Cắt Túi Nhựa Đóng Gói Phổ Biến Hiện Nay