Chiến lược

Chiến lược xây dựng thương hiệu mới nhất 2017- bạn có biết?

Mục đích chính của chiến lược xây dựng thương hiệu đó chính là định vị nhãn hiệu, thể hiện được giá trị khác biệt của doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. Để làm được điều đó, sau đây xin mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chiến lược xây dựng thương hiệu 2017 mới nhất hiện nay.

Chiến lược xây dựng thương hiệu dẫn dắt chiến lược sản phẩm

Với chiến lược này, dễ thấy thương hiệu luôn luôn đi đầu, là nền tảng tạo nên chiến lược sản phẩm. Sức mạnh của thương hiệu được tạo ra thông qua một chiến lược truyền thông đầy tham vọng với mục đích nhanh chóng chiếm được một định vị đã được tính toán trước cho thương hiệu với thứ tự nhận biết cao cùng với những giá trị, thuộc tính và hình ảnh thương hiệu theo kế hoạch có sẵn.

Sản phẩm và giá cả sản phẩm sẽ được xác định và phát triển dựa trên chiến lược thương hiệu, hay dựa trên vị trí mà thương hiệu đã có được.

Ưu điểm:

  • Điểm mạnh nhất chiến lược này là tốc độ thâm nhập thị trường nhanh chóng. Nó có thể đưa một thương hiệu mới vào vị trí top đầu trong một thời gian ngắn chỉ vài tháng thông qua chiến lược truyền thông.
  • Hỗ trợ tối đa cho kế họach thâm nhập thị trường, phát triển kênh phân phối.
  • Nhanh chóng mang lại giá trị cộng thêm cho sản phẩm và giá trị thương hiệu vốn có.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi ngân sách lớn, nếu không đáp ứng được không đạt hiệu quả và thương hiệu có thể chết dần.
  • Đòi hỏi có sự phối hợp nhịp nhàng trong các kế hoạch marketing như bán hàng, cung ứng, kho vận,…để nắm bắt kịp thời hiệu ứng do truyền thông ATL tạo ra và những thành quả thương hiệu đạt được.

Chiến lược thương hiệu phụ thuộc vào chiến lược sản phẩm

Chiến lược xây dựng thương hiệu này thương hiệu sẽ được xây dựng dựa vào khả năng của doanh nghiệp về công nghệ sản phẩm. Hay nói một cách khác, người ta xây dựng nên một sản phẩm dựa trên khả năng sáng tạo, những điểm khác biệt nổi bật cho sản phẩm, rồi sau đó là xây dựng chiến lược truyền thông để đưa sản phẩm vào thị trường để cạnh tranh với sản phẩm khác.

Ưu điểm:

  • Thương hiệu sẽ được tạo nên bởi nền tảng “một sản phẩm tốt”, do đó ít rủi ro hơn.
  • Không đòi hỏi một ngân sách marketing khổng lồ nữa.
  • Những thay đổi về thương hiệu không gây ra rủi ro cao bởi ựa trên chất lượng, tính năng, lợi ích, sự khác biệt vật thể hơn là vì những giá trị phi vật thể như tình cảm, cá tính của thương hiệu.

Nhược điểm:

  • Tốc độ thâm nhập thị trường chậm, hạn chế do đó dễ để vụt mất cơ hội trên thị trường.
  • Khó đạt được định vị cao cấp trong thời gian ngắn, thương hiệu khó có thể nổi bật lên giữa vô vàn đối thủ.

Nhìn chung, chiến lược xây dựng thương hiệu này chỉ dành cho những doanh nghiệp tập trung vào chất lượng sản phẩm và công nghệ chuyên sâu, thuộc thị trường B2B.

Trên đây là hai lựa chọn cho chiến lược xây dựng thương hiệu mới nhất cho các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng nó sẽ có ích cho những nhà quản trị đưa ra quyết định phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

Related posts

Có nên mở quán kem tươi để kinh doanh? Chiến lược là gì?

Một số nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Thông tin

Lắp đặt Máy chấm công – Kiểm soát ra vào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Leave a Comment