Blog

Người truyền lửa âm nhạc dân tộc cho giới trẻ

Giữa thời buổi của nhạc xanh, nhạc trẻ, EDM sôi động, Giáp Văn Toàn lại chọn cho mình một lối đi riêng, một đam mê bất tận để theo đuổi. Yêu những giai điệu quê hương, yêu tiếng sáo, tự mày mò học thổi sáo từ lúc 4 tuổi, gần 20 năm qua đi, cuộc sống của Toàn vẫn là những ngày tháng xoay vần cùng cây sáo trúc.
            Trưa hè, quán trà nhỏ, tiếng sáo trong veo như con gió mát lành đưa người nghe vào những thư thả, tĩnh tại. Già dặn, trưởng thành hơn nhiều so với tuổi 24, những câu chuyện của Giáp Văn Toàn trước sau đều gắn liền với cây sáo.

Trò chuyện với Toàn, người ta sẽ phải tự hỏi, giữa những bộn bề này, rồi cuộc sống cơm áo gạo tiền cuốn lấy, làm thế nào Toàn giữ được tiếng sáo của mình trong trẻo đến thế?

Toàn là cựu sinh viên của ĐH Công nghiệp Hà Nội chuyên ngành hóa học và đang đi làm tại một công ty liên quan đến môi trường tại Hà Nội. Toàn đến với sáo trúc bởi một chữ duyên tình cờ chứ không qua lớp đào tạo bài bản nào.

Từ nhỏ, Toàn thường được nghe những bản độc tấu sáo trúc với chiếc đài nhỏ ở nhà. Thế rồi sở thích về sáo trúc ngấm dần vào chàng trai lúc nào không hay. “Ngày xưa thi thoảng mình được nghe tiếng sáo trên radio. Sau này đi học ngoài Hà Nội, có cơ hội tiếp xúc thường xuyên hơn với các tác phẩm sáo trúc trên mạng, từ đó niềm đam mê trong mình đã xuất hiện tạo ra nguồn động lực thôi thúc quyết tâm học bằng được loại nhạc cụ này”, Toàn tâm sự.

Để có thể thuần thục được kỹ năng như ngày hôm nay, tất cả hầu như Toàn đều tự học. Bắt đầu từ các bài thổi đơn giản trên internet, sau đó là tham khảo tại các diễn đàn hoặc những người có cùng niềm đam mê sở thích với mình.

Toàn cũng cho biết thêm, để thực hiện được những bài sáo giàu cảm xúc như vậy bản thân ngoài sự yêu thích, chúng ta cũng nên dành thêm những khoảng thời gian tìm tòi về các kỹ thuật cao độ giữa nhạc nền với cao độ của cây sáo, đây cũng là những yếu tố cơ bản đầu tiên cho những người mới bắt đầu .

“Ngoài ra những người không chuyên (không được học qua trường lớp) thì cần nhất là sự kiên trì, trải qua một thời gian luyện tập và yêu thích âm nhạc. Tất cả những câu hỏi băn khoăn thắc mắc đều được giải đáp hết ở trên mạng, cái quan trọng nhất đó là cách cảm nhận một bản nhạc của từng người khác nhau. Khi chơi chúng ta cũng nên cố gắng thể hiện sự sáng tạo thì sẽ dễ đi vào lòng người hơn”, Toàn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân.

Quay video dạy thổi sáo cho các bạn trẻ cùng đam mê 

Trước đây khi còn là sinh viên, chỉ khi nào có cảm hứng hay có thời gian rảnh Toàn mới ngồi tập sáo khoảng 30 phút. Việc tập luyện nghe các bản nhạc từ sáo dân gian như sáo mèo, trúc dizi, sáo bầu.. như một công cụ giải trí sau những giờ học tập căng thẳng của Toàn trên giảng đường. Điều đặc biệt, dù có niềm đam mê sở thích lớn như vậy, nhưng chàng trai vẫn ý thức khi xác định công việc chính của sinh viên vẫn là học tập.

Một điều rất vui đó là từ khi tài năng của Toàn được phát hiện đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, chàng trai có nhận được mời đi biểu diễn tại một chương trình nghệ thuật trên truyền hình. Tuy nhiên, đó không phải là mục tiêu của Toàn về công việc trong tương lai, bởi Toàn vẫn sẽ cố gắng làm thật tốt với chuyên ngành mình đã được đào tạo sau khi ra trường.

Cách học thổi sáo bầu trong vòng 2 tháng

Thương hiệu đào tạo kế toán uy tín ở Hà Nội

Chia sẻ về dự định trong tương lai Toàn vui vẻ cho biết mình có một số bạn nhận là fan và muốn Toàn dạy cách thổi sáo trúc. Nên anh chàng sẽ sắp xếp thời gian để quay video hướng dẫn về những bản nhạc cơ bản, có kèm theo beat nhạc, hợp với loại sáo cụ thể, để những người không chuyên có thể học chơi sáo. Toàn nói: “Mình mong những người có niềm đam mê với sáo trúc luôn giữ được ngọn lửa tình yêu với loại hình nghệ thuật này”.

Related posts

Bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời là gì

Những điều cần biết về bao bì nilon PE, PP, HDPE

Review máy phun sơn Graco Ultra Max II 490PC

nhung

Leave a Comment