Blog

Lưu ý trong công tác đổ bê tông xà dầm giằng

Để tạo nên một ngôi nhà hoàn hảo thì không phải là điều đơn giản. Mỗi công đoạn trong thi công đều phải được đặc biệt chú ý. Cụ thể là các hạng mục như tính toán cẩn thận về kỹ thuật, nguyên vật liệu, diện tích hay biện pháp thi công. Đặc biệt là quy trình đổ bê tông xà dầm giằng. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

Quy trình đổ bê tông cột 

Người công nhân sẽ đưa bê tông đi qua cửa đổ xuống máng một cách cẩn thận và từ từ. Đảm bảo rằng khi đổ kích thước chiều dài bê tông rơi tự do xuống dưới không quá 2m để bê tông không bị văng ra xung quanh. 

Đầm theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để thực hiện. Mỗi lớp bê tông đổ với chiều sâu chừng 30 – 50cm, thời gian dầm nằm trong khoảng 20 – 40s. Thợ đổ bê tông vào kết cấu trộn tới đâu phải bịt cửa lại để tránh trào ra ngoài và đổ phần trên. 

Khi đổ bê tông lớp dưới cột thì nên đổ một lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm. 

Quy trình đổ bê tông dầm 

Đổ bê tông xà dầm giằng, tiếp theo chúng ta sẽ đi đến quy trình đổ bê tông dầm. Đối với đổ bê tông dầm thì công nhân cần chú ý chiều cao dầm nhỏ hơn 50cm và đổ cùng bản sàn. Tùy theo đặc điểm công trình để chọn lựa kiểu đổ sao cho phù hợp nhất. 

Nếu dầm đổ cao thì sẽ đổ bê tông theo dạng bậc thang đoạn một chừng 1m. Khối dầm và bản sàn sẽ kết nối thông qua cột. Khi đổ bê tông cột lưu ý độ cao cách mặt đáy dầm khoảng 3 – 5cm thì dừng lại khoảng hơn 1 giờ để đợi co ngót. 

Quy trình đổ bê tông giằng móng 

Trong đổ bê tông xà dầm giằng thì đổ giằng móng cần thực hiện quy trình một cách tỉ mỉ, cẩn thận. 

Lưu ý lúc làm lưới thép móng cần để đúng phương theo bản vẽ thiết kế trước đó, tránh làm sai kết cấu dẫn đến giảm hiệu quả công trình, giảm tác dụng cho hệ kết cấu. 

Sau khi đã trộn bê tông xong thì sẽ đưa đến vị trí đổ móng bằng cách bơm hoặc dùng xe cút kít. Yêu cầu đổ bê tông là bề mặt phải nhẵn phẳng hoặc tạo độ dốc phù hợp. Không thể thiếu kỹ thuật đầm dùi khi đổ bê tông, người thợ cần thực hiện thật kỹ để bê tông được phân bố đều ở kết cấu. 

Khi trộn bê tông thì bề mặt sẽ khô vậy nên cần dùng gỗ đóng để kiểm tra tình trạng một cách cẩn thận. Nguyên tắc đổ là sẽ bắt đầu từ xa trước sau đó tiến dần dần lại gần. Người thợ sẽ phải bắt sàn công tác qua hố móng để không đứng lên thành cốp pha hay cốp pha thép gây ảnh hưởng kết cấu. 

Quy trình đổ bê tông sàn 

Cuối cùng trong đổ bê tông xà dầm giằng là đổ sàn. Chiều dày sàn đổ thông thường tầm 8 – 10cm. Với phần này, cần thực hiện quy trình đảm bảo hạn chế nhất hiện tượng nứt xảy ra.

Nguyên tắc đổ sàn trong đổ bê tông xà dầm giằng là thực hiện theo hướng giật lùi, hình thành một lớp và ngăn chặn hiện tượng phân tần xảy ra. 

Mặt sàn sẽ phân chia theo từng dải để đổ bê tông, kích thước chiều rộng của mỗi dải khoảng 1-2m. Khi đổ dầm chính chừng 1m thì tiến hành đổ dầm cách mặt trên của cốp pha sàn chừng 5 – 10cm rồi tiếp tục đổ tiếp. Nên dùng cữ kiểm soát độ cao để tránh rơi lãng phí. Đầm dùi kỹ sau đó dùng bàn xoa để làm phẳng nhất. 

Đổ bê tông sàn xũng theo nguyên tắc từ xa tới gần, tránh nước đọng. Những thao tác đổ, đầm, gạt, xoa cần thực hiện liền tay để cuốn chiếu từng đoạn.
Đổ bê tông xà dầm giằng không hề đơn giản chút nào, thậm chí vất vả và yêu cầu kỹ thuật. Nên chọn những đơn vị chuyên nghiệp để thực hiện được công đoạn này tốt nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm các thông tin bổ ích. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

 
Rate this post

Related posts

Địa chỉ cung cấp kích thủy lực 1 chiều chất lượng

Bùi Diễm Kiều

Thi công chống thấm ban công giúp mang lại hiệu quả nhất

Nhựa NYLON (Plastic) Dùng Làm Gì

Bùi Diễm Kiều

Leave a Comment