Blog

Tìm hiểu các đặc điểm sinh học cá rô phi giúp chăn nuôi thành công

Cá rô phi là một trong những loại thủy sản dễ nuôi, thời gian nuôi ngắn và mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để chăn nuôi thành công, mang lại hiệu quả như mong đợi, bà con cần phải nắm rõ các đặc điểm sinh học cá rô phi. Từ đó thực hiện các phương pháp chăm sóc đúng kĩ thuật giúp vật nuôi mau lớn, phát triển tốt.

Tổng hợp các đặc điểm sinh học cá rô phi cần lưu ý trước khi nuôi

  • Tham khảo thêm: Máy cho cá ăn tự động, tiết kiệm chi phí nuôi trồng thủy hải sản.

Nguồn gốc và phân bố của cá rô phi

Cá rô phi có xuất xứ từ châu Phi và hiện nay chung đã mở rộng ra 100 loài khác nhau. Trong đó chỉ có 10 loài đem lại giá trị kinh tế. Các loài cá rô phi thường được sử dụng làm con giống có thể kể đến: rô phi vằn, rô phi xanh, rô phi đỏ, rô phi đen. Rô phi vằn là loài được nuôi nhiều nhất.

đặc điểm sinh học cá rô phi 1

Thân hình cá có màu hơi tím, vảy to và sáng bóng. Từ lưng xuống bụng xuất hiện khoảng 9 – 12 sọc đậm bố trí song song. Vi đuôi có màu sọc đen sẫm và xếp song song theo chiều từ trên xuống dưới. Vi lưng xuất hiện những sọc trắng xếp song song. Viền vi lưng và vi đuôi đặc trưng màu hồng nhạt.

Cùng chủ đề: https://khomay3a.com/may-cho-tom-an-tu-dong-3a-ed335.html

Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự phát triển của cá rô phi

Nhiệt độ

Dải nhiệt độ thích hợp để cá rô phi sinh trưởng và phát triển dao động từ 20 – 32 độ C, tối ưu nhất trong khoảng 25 – 32 độ C. Khả năng duy trì sự sống ở biên độ dao động nhiệt lớn: 8 – 42 độ C. Nhiệt độ càng lạnh cá ăn càng kém và tăng khả năng nhiễm bệnh.

Độ mặn

Cá rô phi thích hợp với độ mặn khá cao, dao động từ 0 – 4%. Đặc biệt nuôi cá trong môi trường nước lợ có độ mặn từ 1 – 2,5% sẽ giúp cá sinh trưởng mạnh, thịt dày và thơm ngon hơn rất nhiều.

Nồng độ oxy hòa tan

Một trong những đặc điểm sinh học cá rô phi cần lưu ý nhất khi nuôi loài thủy sản này chính là nồng độ oxy hòa tan trong nước. Nếu chỉ số này thấp dưới 0,1 mg/l sẽ gây hại cho cá, ức chế sinh trưởng và thậm chí có thể làm chúng chết ngạt.

Cá rô phi có thể chịu đựng được nồng độ oxy xuống thấp trong khoảng thời gian ngắn, nhưng không nên kéo dài. Ngoài ra, hàm lượng oxy hòa tan cần duy trì của cá rô phi thấp hơn khi nuôi tôm sú từ 5 – 10 lần. Nên bà con không cần thiết phải đầu tư máy sục và sục liên tục như nuôi tôm.

pH

Cá rô phi có thể chịu được môi trường sống có tính axit nhẹ, pH khoảng 4. Để rô phi phát triển tốt nhất, bà con nên duy trì pH ở mức 6,5 – 8,5 là hợp lý hơn cả.

đặc điểm sinh học cá rô phi

Ngoài ra, bà con nên quan tâm tới độ đục, COD trong nước để đánh giá về mức độ ô nhiễm và hàm lượng dinh dưỡng có trong ao. Từ đó cân đối và điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.

Với chia sẻ về đặc điểm sinh học cá rô phi phía trên, hy vọng bà con đã có những thông tin cơ bản về môi trường sống thích hợp khi nuôi loài thủy sản này. Chúc bà con chăn nuôi thành công và thu được đàn cá rô phi thương phẩm mau lớn, thịt dày và bán được giá.

Related posts

Quy trình và thủ tục khac dau cong ty đơn giản mà bạn không nên bỏ qua

Bùi Diễm Kiều

Mách bạn 5 dòng kem chống nắng Skin Aqua tốt nhất hiện nay

nhung

Trọn gói dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu cấp 3 bao gồm những gì?

Leave a Comment