Kiến thức chung

THAM KHẢO CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIẢI TRÍ TẠI CT VINPEARLLAND

Tri thức cộng đồng chuyên nhận Làm luận văn xin chia sẻ đến bạn đọc chiến lược marketing vào hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí tại công ty Vinpearlland.

1. Chiến lược giá

Ngoài việc xác định giá bán căn bản cho sản phẩm, công ty cần phải xây dựng các chiến lược giá để có thể thích ứng với những thay đổi của thị trường nhằm nắm bắt, thích nghi với các thay đổi đó, đồng thời nắm bắt được các cơ hội thuận lợi để khai thác có lợi cho công ty.

Chiến lược giá bao gồm toàn bộ các quyết định về giá mà nhà quản trị Marketing phải đề ra và tổ chức thực thi để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra. Chiến lược giá bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, chứ không phải chỉ là việc quyết định các mức giá.

Vinpearlland đang áp dụng chiến lược định giá cao là chủ yếu. Bên cạnh đó, công ty cũng áp dụng thêm chiến lược giá trọn bộ và chiến lược giảm giá.

a. Chiến lược định giá cao

Đối với các sản phẩm độc quyền như Sân băng, thủy cung Vinpearlland định hướng áp dụng chiến lược định giá cao trong dài hạn là điều có thể dễ dàng lý giải.

Đối với các sản phẩm có đối thủ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, Vinpearlland vẫn quyết định sử dụng chiến lước giá cao. Phần dưới đây sẽ phân tích cụ thể 2 ví dụ đối với Công viên nước và khu vui chơi giáo dục trẻ em VinKE.

Chiến lược định giá của Công viên nước Vinpear Land là định giá cao trên mức cạnh tranh. Đối với Vinpearlland Water Park, Vinpearlland đã đưa ra mức giá sản phẩm cao hơn đối thủ và quảng cáo thương hiệu độc quyền “Công viên nước trong nhà duy nhất tại Việt Nam” chiến lược này cũng tạo ra “hiệu ứng hào quang” cho doanh nghiệp vì mang đến cho người tiêu dùng suy nghĩ rằng sản phẩm của Vinpearlland tốt hơn và cao cấp hơn. Chiến lược này rất hợp lý bởi vì đối tượng khách hàng không quá nhạy cảm với giá và trên thị trường không có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Khu vui chơi giáo dục trẻ em VinKE được xem là sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh nhất trong 5 sản phẩm của Vinpearlland tại Hà Nội, trong khi các sản phẩm còn lại có rất it đối thủ hoặc thậm chí là độc quyền. VinKE còn chiếm 14 đến 15% doanh thu của toàn chi nhánh (đúng thứ 3 trong số 5 sản phẩm) chính vì vậy mà chiến lược định giá của VinKE cần được cân nhắc hơn so với các dịch vụ còn lại.

Thực tế hiện tại, VinKE vẫn áp dụng chiến lược giá cao, ổn định, phân chia đối tượng theo độ tuổi, ngày vui chơi như các sản phẩm khác. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên thị trường hiện tại là Tiniworld. TiniWorld cũng có lợi thế hơn về độ phủ trên thị trường, trong khi VinKE chỉ có một địa điểm duy nhất ở Times City thì TiniWorld đã có 25 trung tâm trên cả nước và 4 trung tâm ở Hà Nội.

b. Chiến lược định giá trọn gói

Với chiến lược định giá này, thay vì bán các sản phẩm riêng lẻ, người bán sẽ tập hợp một số hàng hoá để bán thành bộ hoặc gói. Cách định giá cũng phải theo nguyên tắc giá trọn gói, phải nhỏ hơn tiền mua gói hàng ấy theo phương thức riêng lẻ, và khoản tiền chênh lệch giữa giá bán trọn gói và tiền mua theo phương thức riêng lẻ phải đủ lớn để thu hút những khách hàng đang có ý mua cả gói.

Vinpearlland áp dụng chiến lược này trong từng khu vui chơi độc lập. Cụ thể, công viên nước Vinpear Land áp dụng chiến lược này với combo vé và ẩm thực. Khách hàng người lớn trong ngày thường sẽ trả 215,000 VNĐ để được một vé vào vui chơi tất cả các trò chơi trong công viên nước và sử dụng dịch vụ ăn uống.

c. Chiến lược giảm giá

Công viên nước Vinpear Land đã áp dụng chiến lược giảm giá hơn một nửa cho khách hàng từ 20h hàng ngày trở đi. Cụ thể, giá vé người lớn giảm từ 180,000 VND xuống còn 70,000 VND, giá vé trẻ em giảm từ 110,000 VND xuống còn 100,000 VNĐ. Chiến lược này giúp gia tăng lượng khách đến cửa hàng vào khung giờ vắng khách, đồng thời cũng thu hút được nhóm khách hàng nhạy cảm với giá.

Chiến lược này cũng được áp dụng cho Sân băng:

–        Khách nhóm 3+ :Giảm 10% (vé vào cửa, thuê giày, công cụ hỗ trợ)

–        Khách nhóm 5+ :Giảm 15% (vé vào cửa, thuê giày, công cụ hỗ trợ)

–        Khách nhóm 10+        :Giảm 20% (vé vào cửa, thuê giày, công cụ hỗ trợ)

–        Khách nhóm 20+        :Giảm 25% (vé vào cửa, thuê giày, công cụ hỗ trợ)

Chiến lược này được áp dụng cho số lượng khách nhóm lớn hơn 3. Cụ thể khách hàng sẽ được giảm giá 10 đến 25% khi đi với số lượng từ 3 trở lên. Chiến lược này khuyến khích khách hàng rủ thêm bạn bè, người thân để được giảm giá góp phần tăng doanh thu.

Ngoài ra Vinpearlland còn áp dụng mức định giá theo độ tuổi và ngày trong tuẩn. Cụ thể người lớn (cao trên 140 cm) sẽ phải mua vé với mức giá cao hơn trẻ em (cao từ 80cm đến 140 cm), người giá trên 60 tuổi sẽ luôn được hưởng mức giá ưu đãi. Đối với các ngày thường trong tuần, do nhu cầu sử dụng dịch vụ thấp, mức giá vé cũng rẻ hơn 50,000 VND so với 2 ngày cuối tuần và ngày lễ, bởi những lúc này nhu cầu tăng cao đột biến.

Xem thêm:

2. Chính sách kênh phân phối

Hiện tại vé vào cửa mỗi khu vui chơi giải trí của Vinpearlland đều được phân phối qua 2 hệ thống là kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp với chiến lược phân phối chọn lọc.

Công ty chọn lựa kênh phân phối hỗn hợp gồm cả phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. Lựa chọn kiểu phân phối này công ty vừa tổ chức bán thực tiếp hàng hoá tới tận tay người sử dụng, vừa khai thác lợi thế trong hệ thống phân phối của người mua trung gian.

– Kênh trực tiếp:

Vinpearlland thực hiện phương pháp phân phối trực tiếp bằng cách bán vé tại các cổng vào của các khu vui chơi. Trong phương pháp này, công ty có thể chủ động trong việc quyết định khối lượng hàng hóa phân phối, kiểm tra giám sát, phản ứng kịp thời với các sự cố xảy ra.

– Kênh gián tiếp:

•        Kênh trường học: vé được bán cho đoàn các trường thông qua giáo viên phụ trách

•        Kênh đại lý: vé được bán cho các đại lý du lịch

•        Kênh tổ chức: vé được bán cho các đoàn tham quan do các công ty tự tổ chức.

Cả 3 kênh phân phối: trường học, đại lý, tổ chức đều được bán thông qua phòng kinh doanh HO của công ty.

a. Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Chính sách xúc tiến hỗn hợp trong marketing là sự kết hợp của các hoạt động Quảng cáo, Khuyến mại, Bán hàng cá nhân và Quan hệ công chúng. Toàn bộ các hoạt động này sẽ được kết hợp với nhau để đạt tác dụng truyền thông tối đa đến người tiêu dùng qua 3 giai đoạn: Nhận thức (biết, hiểu), Cảm thụ (thích, chuộng, tin) và Hành vi (mua). Công ty sẽ phải xác định khách hàng của mình đang ở giai đoạn nào để có kế hoạc phù hợp đưa khách hàng của mình đến giai đoạn tiếp theo và quan trọng nhất là đến giai đoạn cuối cùng : Hành vi mua hàng.

b. Chính sách con người

Con người là yếu tố quyết định trong một doanh nghiệp, mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, trang phục của họ đều ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Kiến thức, kỹ năng thái độ của họ đều ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và chất lượng phục vụ. Do vậy, yếu tốt con người cần được chú trọng đặc biệt. Thấy được tầm quan trọng và vị trí của nhân tố con người đến sự sống còn của dịch vụ nói riêng và Vinpearlland nói riêng, công ty đặc biệt chú trọng đến yếu tố nhân lực trong đơn vị. Con người chính là yếu tố tạo nên sức mạnh và nét văn hóa đặc trưng cho mỗi công ty. Vinpearlland đã quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực ngay từ khi tuyển dụng.

Mục tiêu tuyển dụng của Vinpearlland là thu hút người lao động có năng lực vào làm việc, đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi vị trí công việc có những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn, có ý thức phát triển nghề nghiệp và có tính kỷ luật cao. Cán bộ quản lý phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động trong công việc, có ý tưởng sáng tạo, có năng lực tổ chức, quản lý, lãnh đạo nhóm. Đối với các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe với các tiêu chuẩn bắt buộc về kinh nghiệm công tác, tư duy logic, phán đoán nhanh nhạy, linh hoạt, tính quyết đoán cao, khả năng phân tích tốt cũng như các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học.

Vinpearlland chú trọng quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho CBNV, thông qua hình thức đào tạo nội bộ và sử dụng các chương trình đào tạo từ bên ngoài. Các chương trình đào tạo như: đào tạo kỹ năng giao tiếp, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy, tiếng Anh giao tiếp, dịch vụ khách hàng, nghiệp vụ văn thư, chính sách bảo hiểm, thuế, quản lý bất động sản, các khóa học ngắn ngày để bổ sung kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng cho các phòng ban chuyên môn… Đặc biệt, các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho CBNV khối Dịch vụ được tổ chức liên tục và thường xuyên.

Các chương trình đào tạo kỹ năng quản lý, tổ chức công việc cho các cấp Lãnh đạo từ cấp Giám sát trở lên và các hoạt động phát triển tinh thần đồng đội, kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm hiệu quả cũng thường xuyên được tổ chức.

Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Mỗi thứ 2 hàng tuần, công ty tổ chức các buổi café sáng trong thời gian 1 tiếng để mọi người có cơ hội chia sẻ những kiến thức có ích của từng bộ phận mà có thể giúp ích cho các bộ phận khác trong quá trình làm việc. Café sáng cũng là thời gian để ban lãnh đạo công ty có những chia sẻ gần gũi để toàn bộ nhân viên thấu hiểu hơn về tầm nhìn của công ty, là cơ hội để các anh chị trưởng nhóm có thể truyền năng lượng làm việc cho ngày đầu tuần.

Nhân các ngày lễ lớn, công ty cũng tổ chức các chuyến đi chơi xa để mọi người dành thời gian vui chơi với các đồng nghiệp của mình ngoài giờ làm việc.

Vinpearlland cũng mời các chuyên gia trong các lĩnh vực về công ty để trực tiếp đào tạo cho nhân viên cấc phòng ban cũng như cơ sở từ các kỹ năng cơ bản như tin học văn phòng đến các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hay đi sâu hơn vào chuyên môn của các phòng ban.  Việc cử các nhân viên cốt cán đi học hỏi thêm ở nước ngoài cũng là một chính sách thường thấy ở Vinpearlland.

Related posts

Giá tiền máy sấy thực phẩm

Công viên Vinhomes cổ loa có gì đặc biệt

Thiết kế nội thất chung cư 3 phòng ngủ cho căn hộ 100m2 ở Thanh Xuân

Bùi Diễm Kiều

Leave a Comment