Sân thượng là khu vực cần phải quan tâm, chống thấm sân thượng là một trong những việc cần thiết để bảo vệ ngôi nhà của bạn. Hãy học ngay các bước sau đây để tránh được hiện tượng thấm dột của sân thượng xuống bên tầng dưới, tiết kiệm chi phí cho bạn nhé.
1. Kết cấu của sân thượng
Một ngôi nhà hoàn hảo thì cần rất nhiều vị trí chống thấm như tường nhà, nhà vệ sinh, trần nhà và đặc biệt là chống thấm ở sân thượng. Đây là việc khó khăn nhất bởi đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố ngoại cảnh như năng, mưa,…
Các sân thượng thường sử dụng sàn sắt tiền chế, kết hợp lót tole đổ bê tong giả có độ co giản khá lớn nên việc chống thấm trên sân thượng tương đối khó khăn. Một loại sân thượng nữa, sàn được đổ bê tông bình thường, việc chống thấm sẽ diễn ra đơn giản dễ dàng hơn.
Dù sử dụng các vật liệu nào thì để chống thấm cũng cần có các công đoạn giống nhau từ lột bỏ, làm sạch những bụi bẩn, rêu mốc. Đến việc chia các tỷ lệ giữa những vật liệu chống thấm phải thật chuẩn xác.
Việc chống thấm ở sân thượng là điều quan trọng, hệ thống thoát nước tốt sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi hiện tượng thấm dột, giữ được tính thẩm mỹ và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Với những sân thượng có diện tích nhỏ, bạn có thể trực tiếp chống thấm luôn mà không phải trải qua các bước đã nêu trên. Tuy nhiên, quý vị cần chú ý, cenmet làm roong càng già càng nứt nhanh chóng và lúc đó việc chống thấm sẽ khó xử lý hơn rất nhiều.
2. 3 bước chống thấm sân thượng hiệu quả
Bước 1: Gỡ bỏ phần lớp gạch, vệ sinh bằng các dụng cụ chuyên dụng như bàn chải sắt, máy chà. Sau đó làm sạch toàn bộ bề mặt thêm một lần nữa. Việc vệ sinh sạch sẽ bề mặt sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn, rêu mốc bám trong các kẽ gạch.
Bước 2: Đun sôi nhựa đường (hay còn gọi là dầu hắc), quét phủ lên toàn bộ bề mặt cần chống thấm. Các bạn nên sử dụng lăn để dầu có thể trải đều, thẩm thấu nhanh vào bề mặt. Dầu hắc có tác dụng chống thấm sân thượng rất tốt. Với bước phủ nhựa đường này, quý vị nên thực hiện vào lúc trời nắng buổi trưa, khi ánh nắng gay gắt và sử dụng bạt để che phủ. Tuy có hơi vất vả nhưng sẽ cho một kết quả tốt hơn, tránh mưa đột ngột làm hỏng bề mặt phủ nhựa.
Dầu hắc (nhựa đường) có khả năng chống thấm sân thượng hiệu quả
Bước 3: Che bạt phủ kín, phơi nắng trong 2 ngày, tạo độ dốc cho sân thượng theo hướng nước chảy và tiến hành lót gạch vào sàn nhà. Sau khi trám roong, trải bạt lên trên và tiếp tục tưới nước 2 lần mỗi ngày để đảm bảo cho lớp chống thấm sân thượng.
Dầu hắc (nhựa đường) trong thời tiết nắng nóng sẽ nở ra, chảy ra và thấm đều vào tất cả các khe nhỏ nhất tạo thành lớp bạt chống tấm dưới gạch lát hiệu quả nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể tìm được cách chống thấm sân thượng để vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian sân thượng ngôi nhà của mình. Chúc các bạn thành công!