Cộng đồng

Tư vấn thương hiệu và chiến lược thương hiệu 2017 cho doanh nghiệp

Sau khi thành lập, một cái tên đẹp, gây ấn tượng với khách hàng luôn là mong muốn của nhiều doanh nghiệp. Bằng những kiến thức tổng hợp khách quan nhất, bài viết dưới đây sẽ tư vấn thương hiệu cho doanh nghiệp có được thương hiệu mạnh, ấn tượng trong thị trường kinh doanh.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu được hiểu là cái tên hay hình ảnh đại diện cho một doanh nghiệp giúp nhận biết doanh nghiệp hay sản phẩm trên thị trường. Một số ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp có thể kể đến như Coca Cola, Dell, IBM,… Một thương hiệu mạnh sẽ tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp vì thế việc xây dựng thương hiệu ngay từ đầu là rất quan trọng.

Thương hiệu mạnh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau:

  • Tính năng, lợi ích của sản phẩm: giá trị của thương hiệu sẽ được nhìn nhận từ chất lượng của sản phẩm cũng như lợi ích mà sản phẩm mang lại.
  • Giá trị vô hình: đó là những cảm xúc của khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp. Và một khi khách hàng có cảm xúc đó rồi thì thường rất bền lâu.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Làm kinh doanh, doanh nghiệp nhất định phải có chiến lược rõ ràng để đạt được mục tiêu một cách nhanh nhất. Với thương hiệu cũng thế không ngoại lệ. Các doanh nghiệp cần có một chiến lược thương hiệu chi tiết, hoàn hảo nhất cho mình. Vậy chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu được hiểu là những quy trình, phương pháp giúp sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp tạo được dấu ấn riêng, độc quyền độc đáo trong lòng khách hàng. Một chiến lược thương hiệu sẽ bắt đầu từ việc định hướng tầm nhìn, sứ mệnh và được thực hiện bởi các chiến lược hóa khác biệt khác nữa.

Trên thực tế, khi xây dựng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp phải dựa trên nguồn lực sẵn có như nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất để có được hướng đi đúng đắn, hiệu quả nhất.

Một số kiểu chiến lược thương hiệu phù hợp với các dạng thương hiệu mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Chiến lược thương hiệu cho công ty (tập đoàn) được xây dựng cùng với chiến lược của doanh nghiệp.
  • Chiến lược thương hiệu sản phẩm (nhãn hàng) được xây dựng cùng với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chiến lược thương hiệu cho các chủ doanh nghiệp (thương hiệu cá nhân dành cho các lành đạo).

Có một chiến lược thương hiệu hoàn hảo là bạn đã có một nước đi đúng đắn trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp. Những định hướng, phương pháp để hoàn thành mục tiêu sẽ được phác thảo ra, qua đó doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng.

Tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà sẽ có những chiến lược thương hiệu quả riêng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thiết kế và triển khai chiến lược thương hiệu doanh nghiệp mình bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các trung tâm tư vấn thương hiệu để có định hướng đúng đắn nhất.

 

5/5 - (2 bình chọn)

Related posts

Cho thuê đào Tết: Cách thuê, giá thuê và những lưu ý cần biết

Giá thảm phòng khánh tiết bao nhiêu tiền 1m2

Bùi Diễm Kiều

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà Hà Nội

Leave a Comment