Ban công nhà bạn đang có dấu hiệu thấm dột và ẩm mốc khiến bạn cảm thấy rất lo lắng mà không biết khắc phục vấn đề này ra làm sao? Đừng lo, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình thi công chống thấm ban công an toàn và hiệu quả nhất. Cùng https://xaydungthuonghieu.org/ tìm hiểu ngay bài biết dưới đây để có thêm những được những kiến thức hay và bổ ích về quy trình thi công chống thấm nhé.
1. Ban công nhà bạn bị ẩm mốc, thấm dột là do đâu?
Ban công là khu vực ở trên cao vì vậy mà thường xuyên phải chịu ảnh hưởng từ những tác nhân xấu như nắng nóng và mưa gió. Nếu không được bảo vệ và che chắn kĩ lâu ngày sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc và thấm dột nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến ban công bị ố vàng, ẩm mốc:
Quá trình thi công không đảm bảo, sai cách, vẫn còn những chỗ bị hở, rạn nứt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm mốc sinh sôi, và tình trạng này nếu để lâu ban công sẽ bị xuống cấp trầm trọng.
Hệ thống các đường dẫn nước trên ban công bị tắc nghẽn hoặc rò rỉ khiến cho nước thấm sâu vào bên trong bề mặt bê tông, gây ra tình trạng thấm dột kéo dài.
Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khiến cho ban công không được bảo vệ tốt.
Lựa chọn thời điểm thi công không hợp lý, thi công vào những hôm thời tiết xấu mưa gió làm cho chất lượng kém và không mang lại hiệu quả cao.
Không thi công chống thấm ban công ngay từ đầu đợi đến lúc có dấu hiệu hư hỏng mới tìm cách khắc phục.
Đội thợ thi công chống thấm có tay nghề, kỹ thuật kém dẫn đến quá trình thi công bị ảnh nhiều và không đạt chất lượng tốt.
2. Nên sử dụng những loại vật liệu gì để chống thấm ban công?
Trên thị trường hiện nay ta có thể bắt gặp rất nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau rẻ có đắt có. Tuy nhiên không phải loại sơn nào cũng có cả hai tiêu chí chất lượng tốt và giá thành phải chăng. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số vật liệu chống thấm hiệu quả mà giá thành hợp lý nhất:
- Sử dụng sơn chống thấm JYMEC để chống thấm ban công. Loại sơn này trong nhiều năm qua luôn là lựa chọn hàng đầu của đông đảo khách hàng bởi chất lượng tốt mà nó đem lại. Chất sơn có độ bóng mịn, bền đẹp, màu sắc đa dạng, bắt mắt. Hơn nữa nó còn có khả năng chống thấm nước siêu hiệu quả, ngăn chặn được những tác nhân xấu từ bên ngoài như nắng nóng, mưa gió, ẩm mốc, thấm dột,..
- Màng khò cũng là một trong những loại vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến bởi quá trình thi công rất dễ dàng và nhanh chóng.
- Loại vật liệu tiếp theo phải kể đến là nhựa đường. Nhựa đường có tác dụng bám dính chắc chắn xuống bề mặt bê tông siêu hiệu quả. Tuy nhiên quá trình thi công đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận vì nhựa đường phải đun nóng nên rất dễ gây bỏng. Để đảm bảo an toàn hãy trang bị đồ bảo hộ đầy đủ trong suốt quá trình thi công.
- Chống thấm bằng sika cũng là một giải pháp nhanh chóng và thuận tiện. Thời gian thi công ngắn không quá cầu kỳ phức tạp nhưng chất lượng cũng tương đối tốt và bền lâu.
- Thi công bằng chất phụ gia cũng là một giải pháp hiệu quả mà được nhiều người lựa chọn. Loại vật liệu này có chi phí thấp, phù hợp với hầu hết mọi hộ gia đình.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về sơn Epoxy hệ lăn 3 lớp cho nhà xưởng
3. Quy trình chung chống thấm ban công
Dưới đây là quy trình chung chống thấm ban công bạn có thể tham khảo qua:
Bước 1: Khảo sát bề mặt và xử lý những lỗi cơ bản ban đầu. Kiểm tra xem nếu bạn công hay lở loét cần tiến hành cạo sạch và trát xi măng để che kín lại. Sau đó dùng dụng cụ mài chuyên dụng để san phẳng bề mặt. Tiếp theo dùng chổi chít để quét lại một lần nữa, đảm bảo bề mặt đã được sạch hoàn toàn và không còn những đồ đạc linh tinh nữa.
Bước 2: Bề mặt ban công đã được chuẩn bị tốt, ta sẽ bắt đầu tiến hành thi công chống thấm. Trước tiên sẽ quét một lớp chống thấm để làm lớp lót ban đầu, tạo tiền đề cho các lớp tiếp theo phát huy hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Phủ tiếp 2-3 lớp chống thấm chính lên bề mặt, tùy vào mức độ dày mỏng của bề mặt mà điều chỉnh sao cho phù hợp. Chú ý nên quét đều tay tránh chỗ dày chỗ mỏng, đảm bảo toàn bộ bề mặt được nhẵn bóng và lên màu đẹp. Và mỗi lớp nên cách nhau khoảng 3-4 tiếng là hợp lý.
Bước 4: Cuối cùng ta sẽ phủ lớp chống thấm cuối cùng, đây là lớp ngoài cùng vì vậy có thể phủ một lượng dày hơn để bề mặt được bảo vệ tốt và giữ được độ bền lâu cho các lớp bên trong.
Bước 5: Kiểm tra thật kỹ lại một lần nữa và nghiệm thu công trình.
Trên đây là tất cả những gì chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về quy trình thi công chống thấm ban công an toàn và hiệu quả. Nếu có bất cứ băn khoăn thắc mắc nào khác đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi hoặc để lại lời nhắn ngay dưới phần bình luận để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp tận tình nhất nhé.
>> Xem thêm về sơn chống thấm ngoài trời tại: https://sonjymec.com/son-chong-tham-ngoai-troi.htm