BLHS năm 2015 (bổ sung, sửa đổi năm 2017) là bộ luật đầu tiên quy định pháp nhân thương mại là chủ thể tội phạm. Song, chỉ xử lý với một số hành vi phạm tội. Như vậy, khi nào pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự?
Điều 75 của Bộ luật đã quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại, có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.
Hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại
Hành vi phạm tội dưới danh nghĩa pháp nhân thương mại là hành vi của một hoặc một số người đang thuộc biên chế của tổ chức kinh tế mà theo pháp luật thì tổ chức kinh tế này là pháp nhân thương mại.
Cần lưu ý rằng, trong trường hợp một người được pháp nhân thương mại ký hợp đồng hoặc uỷ quyền nhiệm vụ và khi thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại đã ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho họ thì hành vi phạm tội của người này vẫn là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại mà họ ký hợp đồng hoặc được uỷ quyền.
Hành vi phạm tội có sự chỉ đạo, điều hành, đồng ý của pháp nhân thương mại
Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc được sự đồng ý của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành xuất phát từ những người đứng đầu hoặc pháp nhân thương mại như: Tổng giám đốc, Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, HĐQT, ban giám đốc, v.v..
Việc chỉ đạo, điều hành cũng giống như trường hợp phạm tội có tổ chức trong đó người tổ chức là người chỉ đạo điều hành mọi hành vi của tất cả các đồng phạm khác. Bên cạnh sự chỉ đạo, điều hành của những người nhân danh pháp nhân thương mại còn có trường hợp tuy không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự đồng ý của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội ấy cũng tính là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.
Hành vi phạm tội xuất phát từ lợi ích của pháp nhân thương mại
Thông thường, một hoặc một số người thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều vì lợi ích của pháp nhân thương mại chứ không vì lợi ích cá nhân của họ. Còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích pháp nhân thương mại mà vì lợi ích cá nhân thì những người ấy phải chịu. Đây chính là dạng hành vi “vượt quá” trong hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.
Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Bộ luật hình sự luôn truy cứu thời hiệu trách nhiệm hình sự với tất cả các chủ thể của tội phạm, bất kể là cá nhân hay là pháp nhân thương mại
Khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS năm 2015 đã quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 76 của BLHS năm 2015 (là các tội phạm mà pháp nhân thương mại thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Cũng như đối với người phạm tội, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Việc áp dụng các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội cần chú ý những điểm sau đây:
+ Nếu người của pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nhân danh pháp nhân thương mại và pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách là cá nhân. Điều đó giúp ngăn chặn việc lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện hành vi phạm tội nhằm “lách luật”.
+ Pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm, nhưng không phải là chủ thể của tất cả các tội phạm quy định trong BLHS. Chính vì thế, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự một số tội phạm có liên quan trực tiếp đến hoạt động của pháp nhân thương mại.
Như vậy, ta có thể thấy những trường hợp pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Các cá nhân hoặc tổ chức muốn tìm hiểu thêm về vấn đề trên, có thể tìm đến sự tư vấn của các công ty luật gia, bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó tư vấn qua điện thoại là một trong những hình thức mới với sự thuận tiện và chính xác cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến tại đây: https://luatduonggia.vn/luat-su-tu-van-phap-luat-hinh-su-truc-tuyen-mien-phi-qua-dien-thoai/
Liên hệ văn phòng tư vấn luật:
CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW FIRM
- Trụ sở chính: Phòng 2501, tầng 25, tháp B, tòa nhà Golden Land, số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thành Xuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568 – 1900.6586
- Số điện thoại yêu cầu dịch vụ: 024.73.000.111 hoặc 0989.914.898 (Phòng kinh doanh)
- Số điện thoại khiếu nại, phản hồi chất lượng tư vấn: 0965.336.999 (Mr.Dương – Giám đốc điều hành)
- Email yêu cầu dịch vụ pháp lý: [email protected]
>> Xem thêm
Học cách chống thấm sân thượng tiết kiệm chi phí
Các loại gạch xây nhà phổ biến hiện nay có những ưu nhược điểm gì?