Hướng đi nào cho thương hiệu Việt thời kì hội nhập

Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu diễn ra bùng nổ cùng với hàng ngàn thương hiệu nước ngoài bước chân vào thị trường Việt Nam như hiện nay đã tác động không nhỏ tới các thương hiệu Việt.

Thiết nghĩ sẽ thật khó để tìm cho ra một lối đi cho các thương hiệu Việt trên thị trường thông qua những điều thực tế cho thấy sau đây.

Bức tranh hội nhập toàn cầu đã cho thấy kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2017 là sự sụt giảm khá mạnh của nhiều doanh nghiệp trong nước. Điều đáng nói ở đây sự suy giảm này lại bắt nguồn từ chính rất nhiều các thương hiệu mạnh có lịch sử kinh doanh tại Việt Nam thậm chí là các thương hiệu mạnh.

Vinasun (VNS)

Từng được xem là ông trùm ngành kinh doanh vận tải taxi khu vực phía Nam thì nay cũng đang gặp điêu đứng trước thời kì hội nhập. Bởi sự tham gia và phát triển mạnh mẽ của những đối thủ dựa trên nền tảng công nghệ như Uber và Grab đã và đang khiến cho lợi nhuận của Vinasun giảm sút.

Theo kết quả tổng hợp được 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu của Vinasun đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận giảm đáng kể, nhiều tài xế đứng trước nguy cơ không có việc làm.

Caosumia (CSM)

Kinh doanh săm lốp tại Việt Nam thì không thể không kể đến thương hiệu số một trong ngành này là Caosumia. Trong thòi kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều đối thủ nước ngoài bước vào thị trường thì Caosumia cũng có những biểu hiện ngột ngạt bởi sự cạnh tranh gay gắt.

Địa diện của Caosumia thậm chí còn có phát biểu bày tỏ về sự đáng ngại khi mất dần vị thế dẫn đầu ngành lốp trước cổ đông vào hồi tháng tư vừa qua. Sở dĩ Caosumia có thái độ đó là thực tế cho thấy lợi nhuận công ty của hộ đang giảm sút từ các sản phẩm ngoại nhập đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan.

Ngoài ra, chính Caosumia còn cho biết họ không thể tự chủ được trước những biến động của giá cả đầu vào trước tình hình hội nhập ồ ạt hiện nay.

Xem thêm:

>> Hiệu quả từ việc chọn đại sứ thương hiệu

Bóng đèn Điện Quang

Thế hệ của thời kỳ hội nhập mấy năm trở lại đây có lẽ đã ít được nghe câu slogan “Ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang” so với thời kỳ trước thì phải. Bóng đèn điện quang một trong những nhà sản xuất các thiết bị điện hàng đầu Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng từ hội nhập rất nhiều.

Doanh số giảm sút, lợi nhuận thụt giảm so với cùng kỳ đang khiến các nhà quản lý đau đầu. Nguyên nhân chính là do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn trong khi sản phẩm đèn LED được mong đợi ở thị trường trong nước cũng gặp phải cạnh tranh rất lớn từ hàng Trung Quốc.

Nhựa Bình Minh

Một trong những ông trùm ngành ống nhựa, nhựa Bình Minh cũng cho biết trong quý 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại giảm mạnh đến 34% so với cùng kỳ năm trước dù doanh thu thuần vẫn tăng 8,6% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân dễ dàng nhận thấy nhất là do sự thâm nhập của 2 đối thủ cạnh tranh ‘đáng gờm’ là 2 Công ty Tân Á – Đại Thành và Tôn Hoa Sen khiến thị trường vốn dĩ được làm chủ nay lại phải chia nhỏ.

Bia Habeco

Không thật sự tệ như các doanh nghiệp khác tuy nhiên ông lớn bia Habeco để đạt được doanh số như hiện tại đã phải chi cho quảng cáo, hoạt động xúc tiến rất nhiều. Số tiền đầu tư lên đến 223 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái song lợi nhuận thu về chẳng đáng là bao.

Nếu cứ tiếp tục đà này, Habeco có lẽ sẽ chẳng còn đủ sức trên thị trường khi các thương hiệu bia từ Pháp, Đức đang mạnh mẽ lớn mạnh nữa.

Trên đây là những điển hình cho việc thương hiệu Việt vốn là thế mạnh trong từng ngành riêng nay lại điêu đứng trước hội nhập. Vậy câu hỏi đặt ra: liệu có lối đi nào cho các thương hiệu Việt này nữa không khi hội nhập đang là xu thế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *